TS.BS Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Biểu hiện của nhiễm cúm với các triệu chứng ban đầu là sốt, ho, chảy nước mũi… do đó, thường dễ nhầm lẫn với viêm xoang thông thường hay COVID -19 nên dễ bỏ qua. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi cúm có thể diễn tiến ác tính, gây viêm não, viêm cơ tim, suy đa cơ quan, dẫn đến những gánh nặng bệnh tật lâu dài như viêm khớp, các bệnh lý tim mạch, kém phát triển về thần kinh và vận động.
Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, gây thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch...
Có khoảng 60% trẻ em và 30% người lớn khỏe mạnh mang vi khuẩn này trong vùng mũi, họng. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm hoặc do bị cảm lạnh, những vi khuẩn này sẽ bùng lên và gây bệnh ở họng rồi lan xuống phổi.
Vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác qua không khí khi hắt hơi, ho, đặc biệt khi có những môi trường thuận lợi như nơi đông đúc, chật chội. Vì thế khi bị cúm, thường dễ bội nhiễm bởi phế cầu khuẩn. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra bởi một loại vi khuẩn.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh cúm là bệnh gây ra do virus cúm tấn công vào đường hô hấp trên. Có 3 phân nhóm vi rút cúm đó là A, B, C. Virus cúm nhóm A và B là những nhóm được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất vì nó là căn nguyên chính gây tổn hại và tử vong cho con người.
Bệnh cúm có thể lây nhiễm cho mọi người trên toàn thế giới, bất kể tuổi tác, chủng tộc. Các trận dịch cúm có thể lây truyền từ nơi khởi phát sang các khu vực khác chỉ trong vòng vài tháng. Khí hậu ẩm lạnh, phương tiện di chuyển công cộng đông đúc là những điều kiện tốt khởi phát các trận dịch cúm. Trong mùa dịch cúm hàng năm, có khoảng 10% dân số thế giới nhiễm cúm, có nghĩa tất cả mọi người đều có thể mắc cúm do tính chất lây lan mạnh của nó.
TS.BS Trần Thị Thúy Minh khuyến cáo: Đối với bệnh cúm, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vaccine cúm hàng năm là biện pháp hữu hiệu nhất. Tại Việt Nam đã có vaccine phòng cúm mùa, có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Ngoài việc chủ động tiêm phòng vaccine, nên chú ý bảo vệ sức khỏe bằng cách tạo thói quen vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, nhất là đang trong thời gian dịch cúm bùng phát mạnh, COVID -19 với những biến thể mới đã xâm nhập vào nước ta như hiện nay.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. Việc điều trị bằng thuốc kháng virus cần được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn, không tự ý mua thuốc kháng virus để điều trị cúm.
Trích nguồn: https://vtv.vn/suc-khoe/phong-benh-cum-mua-20220909125246959.htm